1.
Sơ lược về Đông trùng hạ thảo
Cordyceps
là loài nấm chuyên sống kí sinh trên một loài ấu trùng buớm thuộc chi Hepialus.
Tuy nhiên theo các nghiên cứu công bố hiện nay thì Cordyceps còn được phát hiện sống kí sinh trên nhiều loài côn trùng
khác và ấu trùng của chúng (Zhou và ctv, 2009). Tên gọi “đông trùng hạ thảo” là
xuất phát từ quan sát thực tế khi thấy vào mùa đông, sợi nấm chỉ phát triển
trong cơ thể sâu, đến mùa hè, quả thể nấm hình thành, mọc ra ngoài và nhô lên
khỏi mặt đất trông giống như một loài thảo mộc (Nguyễn Lân Dũng, 2010).
Các
phân tích hoá học cho thấy trong sinh khối của ĐTHT chứa tới 25 – 32% chất
protid và 17 acid amin khác nhau, khi thủy phân bởi các enzyme trong cơ thể ngƣời
sẽ cho nhiều acid amin như: glutamic, prolin, histidin, valin, oxyvalin,
arginin, phenyllalanin và analin; có nhiều nguyên tố vi lƣợng: Al, Si, K, Na…
(Nguyễn Lân Dũng, 2010). ĐTHT có các polyamines gồm: 1, 3 – diamino propan,
cadaverin, spermidin, homospermidin và purtescin. Trong ĐTHT có chứa
nucleotides và nucleosides gồm: adenine, adenosine, uracil, uridine, guanine,
guanosine, thymine, deoxyuridin và cordycepin. ĐTHT có tới 8,4% chất lipid gồm
28 loại acid béo khác nhau, trong đó acid béo no chiếm 13%, acid béo không no
chiếm 82,2%, chất dẫn xuất của chúng và các acid hữu cơ khác nhƣ oleic,
linoleic, palmitic, acid stearic. Sterols gồm các loại: ergosterol, delta – 3
ergoterol, ergosterol peroxidee, 3 – sistosterol, daucosterol và campasterol.
ĐTHT chứa nhiều loại vitamin (trong 100 g ĐTHT có 0,12 g vitamin B12; 29,19 mg
vitamin A; 116,03 mg vitamin C, ngoài ra còn có vitamin B2 (riboflavin),
vitamin E, vitamin K…) (Đái Duy Ban và Lưu Tham Mưu, 2009; Phạm Xuân Sinh,
2012). Theo Leung và ctv (2006), trong 1 g ĐTHT khô chứa 654,6 µg carbonhydrat.
Quan trọng hơn, ĐTHT có nhiều chất hoạt động sinh học mà các nhà khoa học đang
dần phát hiện ra nhờ các tiến bộ của ngành hóa học các hợp chất tự nhiên. Nhiều
hoạt chất này có giá trị dược liệu cao. Trong đó phải kể đến acid cordiceptic,
cordycepin, adenosine, hydroxyethyl – adenosine, militarin, ergosterol, myriocin,
nhóm hoạt chất HEAA (Yu và ctv, 2004).
Hiên
nay, các nghiên cứu phổ biến về chi Cordyceps
phổ biến nhất là Cordyceps sinensis
và Cordyceps militaris. Trong đó, ở
Việt Nam thì loài Cordyceps militaris
đã được nghiên cứu, thương mại hóa rộng rãi và đa dạng các loại sản phẩm như:
quả thể tươi, quả thể sấy thăng hoa, dạng viên nén, dạng trà túi lọc, đông
trùng ngâm rươu, mật ong...
Đông
trùng hạ thảo có nhiều công dụng như: Bổ phế thận,
ích nguyên khí dùng cho người bị suy nhược, mộng di hoạt tinh, liệt dương, xuất
tinh sớm. Giúp ăn ngon, ngủ ngon giấc, da
hồng hào, nâng cao sức khỏe thể chất, giảm các triệu chứng mệt mỏi, chống lõa
hóa, chống viêm nhiễm. Tăng cường hệ miễn dịch, giảm mỡ máu, giảm lượng
cholesterol và lipo-protein, điều hòa hệ tuần hoàn máu, chống lại các yếu tố
gây ưng thư, hổ trợ cải thiện bệnh tiểu đường.
Quy trình để nuôi trồng Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris cũng khá đơn giản và đã được triển khai trên
toàn Việt Nam. Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện, vùng nguyên liệu và thực tiễn
của địa phương mà mỗi đơn vị sản xuất Đông trùng hạ thảo sẽ có quy trình công
nghệ riêng để sản xuất.
2.
Quy trình nuôi trồng Đông trùng hạ thảo
Hình chu trình sinh
trưởng và phát triển của nấm ĐTHT Cordyceps
militaris. (a) Giống nấm Cordyceps militaris nuôi trên thạch trong ống nghiệm; (b) Giống nấm
được tăng sinh trên môi trường lỏng; (c) Giống nấm được cấy vào môi trường bán
rắn và ủ tối để sợi nấm lan tơ hết bề mặt môi trường; (d) Sợi nấm trên môi trường
bán rắn được chiếu sáng quang kỳ 14:10 – sáng:tối; (e) Quả thể hình thành sau
cao khoảng 3 cm sau khoảng 10 ngày chiếu sáng; (f) Quả thể cao từ 7-10 cm sau
30-45 ngày chiếu sáng; (h) phòng nuôi đông trùng hạ thảo ở quy mô bán công nghiệp;
(i) Sản phẩm đông trùng hạ thảo tươi sau nuôi cấy 60 ngày